Buồn lo trong dịp lễ Tình yêu

|

NDO - NDĐT- Tuần lễ Tỉnh yêu năm nay, dường như với thế giới có quá nhiều bất ngờ, quan ngại và cả đau buồn. Hoa cứ trao, socola cứ ngọt ngào tan chảy trên môi những cặp tình nhân, nhưng dẫu thế, tình yêu và lòng tin, dường như với nhiều người, nhiều quốc gia, dân tộc vẫn còn là thứ xa vời.

Mở đầu cho tuần lễ Tình yêu (14/2 là ngày lễ Tình yêu Valentine) là sự kiện gây chấm động thế giới: Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố từ nhiệm ngày 11/2. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hơn 2000 năm của Giáo hội Thiên chúa giáo (các đức giáo hoàng đều tại vị đến khi qua đời).

Trước đó, ngày 12/02, bất chấp sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế, trước hết là của toàn bộ nhóm P5 của Hội Đồng Bảo An (5 thành viên thường trực), chính phủ CHDCND Triều Tiên vẫn tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba. Triều Tiên cũng là quốc gia duy nhất tiến hành thử hạt nhân trong hơn thập kỷ qua của Thế kỷ 21, và vì thế vụ thử này không chỉ khiến cho bộ ba Mỹ - Hàn Quốc – Nhật Bản mà cả cộng đồng quốc tế như bị đặt trong tình trạng báo động. Ngay lập tức, ngày 14/2, Hàn Quốc thử tên lửa hành trình thế hệ mới “có khả năng bắn đến mọi mục tiêu của Triều Tiên”.

Ngày 13/02, với những lời lẽ thống thiết kêu gọi đoàn kết trong Thông điệp Liên bang đầu năm, Tổng thống Barack Obama khẳng định, chỉ có chấm dứt sự chia rẽ trong xã hội thì nước Mỹ mới mau chóng thoát khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, ngày 15/02, các thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa đã phủ quyết việc bổ nhiệm người của chính đảng mình, ông Chuck Hagel vào c??ơng vị Bộ trưởng Quốc phòng. Cùng với nỗi lo ngại ngân sách dành cho ngoại giao và quốc phòng có thể tiếp tục bị cắt giảm, quyết định trên của phe Cộng hòa bị coi là “đặt chính trị lên trên lợi ích quốc gia” lại càng khiến cho tình hình nước Mỹ thêm u tối.

Những vụ đánh bom tại Pakistan, Iraq và Afghanistan trong những ngày 16 và 17/2, đã khép lại một tuần lễ đầy ắp âu lo. Điển hình là vụ đánh bom xảy ra vào tối 16/2 ở khu ngoại ô thành phố Quetta (thuộc tỉnh Balochistan, tây nam Pakistan), làm ít nhất 81 người thiệt mạng và 180 người bị thương.

Trên đây chỉ là một vài vụ việc tiêu biểu diễn ra trong tuần nhưng chắc chắn có đủ sức nặng khiến cho những lời yêu th??ơng nhất mà các đôi tình nhân thường trao cho nhau vào ngày lễ Tình yêu bỗng trở nên ngập ngừng.

Tình yêu cũng như oxi, là thứ mà bất kể ai trong chúng ta cũng đều cần để sống. Vậy thì tại sao người ta không thể nín nhịn với nhau trong tuần lễ, thậm chí là ngày duy nhất trong năm, được dành cho tình yêu.

Đ??ơng nhiên, bất cứ việc gì cũng có căn nguyên của nó như một mối quan hệ nhân quả.

Trong lời từ nhiệm của mình, Giáo hoàng Benedict XVI kêu gọi cần có sự thay đổi trong giáo hội, trước hết là thói đạo đức giả và sự chia rẽ. Những thay đổi to lớn của đời sống nhân loại đã dần dần tác động lên những lề lối của giáo hội như một lẽ đ??ơng nhiên, cho dù nó đã tồn tại hàng nghìn năm. Mối quan hệ ngày càng mở rộng của Vatican với thế giới đầy biến động bên ngoài cũng như những thay đổi liên tục trong cuộc sống thường nhật của các tín đồ là những lý do cơ bản buộc giáo hội cũng phải có những cải biến. Chính vì thế, quyết định “động trời” của Giáo hoàng Benedict có thể tác động tới tình yêu của các tín đồ nhưng là một việc trước sau gì cũng phải làm, và biết đâu đây lại là điểm khởi đầu mới của lịch sử Giáo hội Thiên chúa giáo.

Trước việc Triều Tiên thử hạt nhân và trước đó là vụ thử tên lửa hồi tháng 12 năm ngoái, phần lớn các chính trị gia cũng như các chuyên gia phân tích đều cho rằng đây là những toan tính nhằm buộc kéo Mỹ vào bàn đàm phán hay “dằn mặt” chính phủ mới của Hàn Quốc và Nhật Bản. Những đánh giá này rất khó phản bác, nhưng có lẽ trước hết cũng cần phải tìm câu trả lời cho những câu hỏi như vì sao Triều Tiên luôn giữ lập trường nhất quán trong vấn đề hạt nhân? Liệu Triều Tiên có thực sự là mối đe dọa nước Mỹ? Triều Tiên tấn công Mỹ để nhằm tìm kiếm điều gì có lợi (và ngược lại, trong trường hợp với Triều Tiên, liệu Mỹ có khả năng làm điều t??ơng tự như ở Iraq năm 2003?) v.v.

Phải chăng, chính cách hành xử của cộng đồng quốc tế, trước hết là từ phía Mỹ, đã tạo cho Triều Tiên một thói quen trong suy nghĩ – chỉ có chính sách cứng rắn (sức mạnh quốc phòng) mới đứng vững trước các lệnh trừng phạt từ bên ngoài. Thử hỏi, thời gian qua, ngoài những lệnh trừng phạt, cộng đồng quốc tế đã làm gì nhằm cải thiện đời sống của người dân Triều Tiên. Sự thiếu lòng tin cũng như việc không có được thông tin chính xác về nhau, lâu dần đã giết chết thứ tình yêu đơn giản nhất – tình yêu đồng loại.

Lịch sử của nước Mỹ gắn chặt với quá trình tranh giành quyền lực giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, đến mức nhiều người còn cho rằng, nước Mỹ phát triển được như ngày hôm nay một phần chính là nhờ cuộc đấu tranh này. Chia rẽ trong xã hội Mỹ liệu có phải là một nét văn hóa của đất nước này hay không thì còn phải xem xét, nhưng nó đã tồn tại từ ngày lập quốc đến nay và chưa bao giờ chấm dứt. Thất bại liên tiếp trong hai đợt bầu cử tổng thống vừa qua cộng với những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài (thể hiện qua những chính sách, mà theo những người Cộng hòa là gây bất lợi cho họ, của phe Dân chủ đang nắm quyền) khiến cho những người Cộng hòa có vẻ nghĩ đến tình yêu bản thân nhiều hơn là tình yêu đối với đất nước. Vì thế, sẽ chẳng có gì ngạc nhiên, nếu Tổng thống Obama không thể hàn gắn xã hội Mỹ trong nhiệm kỳ này. Kỳ tích nếu có chắc chỉ là việc chính quyền Obama có thể làm giảm bớt phần nào sự chia rẽ này mà thôi.

Những vụ đánh bom tàn sát lẫn nhau trong thời gian qua đã không còn là điều gì mới lạ tại những nước như Afghanistan, Iraq, Pakistan v.v. Đó là kết quả của sự thù địch tích tụ từ hàng trăm năm trong các cuộc tranh giành quyền lực giữa các nhóm tôn giáo, sắc tộc. Nhóm chiến binh người Hồi giáo dòng Sunni, Lashkar-e-Jhangvi đã nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tại Quetta (Pakistan) nhằm vào nhóm hồi giáo dòng Shiite (chỉ chiếm 20% dân số nhưng lại đang nắm quyền). Cuộc chiến giữa hai dòng Hồi giáo Sunny và Shiite ở Pakistan đã diễn ra liên tục hơn 100 năm nay. Bạo lực đã ngấm sâu vào tư duy đến hành động của họ, bất chấp đều có chung một tình yêu với đức thánh Alla. Nhiều người Hồi giáo vô tội đã thiệt mạng trong các vụ giao tranh không chỉ trong ngày lễ tình yêu mà còn ngay cả trong những ngày thánh lễ của người Hồi giáo.

Nói như vậy không có nghĩa là bạo lực như một lẽ tất yếu của cuộc sống khiến chúng ta không thể khắc phục được. Chính ngày lễ tình yêu đang đặt ra cho mỗi người trách nhiệm cần phải suy ngẫm về cách ứng xử để lấy lại tình yêu đích thực.

Bởi tình yêu không phải tự nhiên mà có.