Tại Kiên Giang, các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục tập trung các giải pháp về tăng trưởng huy động vốn, tín dụng giúp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là đảm bảo các nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, ngành, lĩnh vực. Nhờ đó, huy động vốn và tín dụng của Tỉnh duy trì tăng trưởng, phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ước đến cuối tháng Năm năm 2024, một số chỉ tiêu đạt cụ thể như sau:
Về hoạt động huy động vốn: Vốn huy động tại địa phương ước đạt 74.500 tỷ đồng, tăng 0,86% so tháng trước, tăng 0,73% so cuối năm 2023. Cơ cấu nguồn vốn huy động tăng chủ yếu số dư huy động VND và kỳ hạn ngắn hạn (tiền gửi VND tăng 0,82% so tháng trước, tăng 0,75% so cuối năm 2023, chiếm 99,19% tổng số dư huy động; tiền gửi ngắn hạn tăng 0,9% so tháng trước, tăng 1,19% so cuối năm 2023, chiếm 89,26% tổng số dư huy động).
Về hoạt động huy động vốn: Vốn huy động tại địa phương ước đạt 74.500 tỷ đồng, tăng 0,86% so tháng trước, tăng 0,73% so cuối năm 2023. Cơ cấu nguồn vốn huy động tăng chủ yếu số dư huy động VND và kỳ hạn ngắn hạn (tiền gửi VND tăng 0,82% so tháng trước, tăng 0,75% so cuối năm 2023, chiếm 99,19% tổng số dư huy động; tiền gửi ngắn hạn tăng 0,9% so tháng trước, tăng 1,19% so cuối năm 2023, chiếm 89,26% tổng số dư huy động).
Các ngân hàng tại Kiên Giang tiếp tục tập trung các giải pháp về tăng trưởng huy động vốn, tín dụng
giúp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Về hoạt động tín dụng: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngay từ đầu năm, NHNN giao hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động tăng trưởng tín dụng; các TCTD tiếp tục tích cực triển khai các giải pháp tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn tiếp cận tín dụng, cung ứng đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi. Đến cuối tháng Năm năm 2024, theo số liệu thống kê, dư nợ ước đạt 125.000 tỷ đồng, giảm 2.975 tỷ đồng so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, thực chất tín dụng trên địa bàn tăng 0,63% so tháng trước (tăng 787 tỷ đồng), tăng 1,86% so cuối năm 2023 (tăng 2.280 tỷ đồng). Nhờ đó, vốn tín dụng trên địa bàn đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Về tình hình thực hiện lãi suất: Trong tháng Năm năm 2024, lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng VND ổn định so với tháng trước. Đến thời điểm báo cáo, lãi suất huy động bằng VND có kỳ hạn từ dưới 6 tháng phổ biến từ 2,5-3,5%/năm (riêng quỹ tín dụng nhân dân tối đa 5,25%/năm) và từ 6 tháng trở lên phổ biến từ 3,5-5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn sản xuất của ngân hàng thương mại nhà nước phổ biến 7,5-8,5%/năm, của ngân hàng thương mại cổ phần 9- 11%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn sản xuất của ngân hàng thương mại nhà nước phổ biến 10-11%/năm, của ngân hàng thương mại cổ phần 11-12,5%/năm. Lãi suất cho vay đối với các đối tượng theo quy định được các TCTD trên địa bàn thực hiện đúng với quy định hiện hành.
Về chất lượng tín dụng: Tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến nợ xấu của các TCTD trên địa bàn; tập trung chỉ đạo các TCTD thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; tăng cường xử lý nợ xấu, áp dụng triệt để các giải pháp xử lý nợ xấu; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới. Nhờ vậy, nợ xấu tiếp tục duy trì trong giới hạn an toàn với tỷ lệ dưới 3%; nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng rủi ro và đang theo dõi ngoại bảng ước đạt 2.650 tỷ đồng.
Về tỷ giá, ngoại hối và thị trường vàng: Tỷ giá USD so với VND tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn trong tháng Năm năm 2024 tăng nhẹ so tháng trước và so cuối năm 2023 (mức biến động từ 30-70 VND/USD), chênh lệch giá mua và giá bán từ 300-340 VND/USD. Đến thời điểm báo cáo, giá mua tiền mặt là 25.152 VND/USD và giá bán là 25.452VND/USD. Giá vàng niêm yết tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn trong tháng Năm năm 2024 tăng theo xu hướng chung của thế giới và trong nước (mức biến động từ 800.000 - 1.500.000 đồng/lượng), chênh lệch giữa giá mua và giá bán từ 2.000.000 - 2.600.000 đồng/lượng. Đến thời điểm báo cáo, giá mua vào 87,50 triệu đồng/lượng và giá bán ra 90 triệu đồng/lượng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng tại Kiên Giang khá ổn định. Tỷ giá vàng và ngoại tệ diễn biến theo xu hướng chung của cả nước và thế giới./.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang
Spin of Life Trang web giải trí