Thông tin, dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương

|

Thông tin, dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương

Thời gian qua, Đảng, Chính phủ xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiê;n hàng đầu để tạo ra nền móng quan trọng cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là quyết tâm chính trị lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đổi mới lề lối phương thức làm việc của hệ thống hành chính chuyển từ xử lý văn bản, hồ sơ giấy truyền thống sang xử lý hồ sơ điện tử và điều hành dựa trê;n dữ liệu.

Với mục tiê;u xây dựng Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, V??n phòng Chính phủ đã đưa vào vận hành Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ tháng 8 năm 2020, tiếp tục phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025; đồng thời giao các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, tích hợp, kết nối, chia sẻ hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyê;n ngành.

Việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương được kỳ vọng sẽ là bước đột phá trong phát triển Chính phủ số. Đây là cơ hội để chúng ta chuyển mình một cách mạnh mẽ, chỉ đạo, điều hành theo các chuẩn mực quản trị quốc gia hiện đại. Với đặc trưng của chuyển đổi số là được vận hành trê;n nền tảng số với công nghệ hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng, nâng cao chất lượng quản trị quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Thực trạng thông tin, dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương

Hiện V??n phòng Chính phủ đã xây dựng hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm một số trụ cột chính như:

- Đối với thông tin dữ liệu thống kê;: Xây dựng 10 chuyê;n mục thông tin, dữ liệu về KTXH (hàng tháng, quý, năm, 5 năm, 10 năm) với trê;n 300 chỉ tiê;u thống kê; quốc gia, bộ, ngành và địa phương được cập nhật lê;n hệ thống (chủ yếu giai đoạn 2010-2022).

+ Ấn phẩm: Xây dựng và cung cấp ấn phẩm infographic về tình hình KTXH hàng tháng, quý, năm phục vụ phiê;n họp Chính phủ thường kỳ từ các thông tin, thống kê; của các Bộ, ngành, địa phương.

+ Bộ chỉ số thống kê;: Xây dựng 8 Bộ chỉ số thống kê; KTXH chủ yếu hàng tháng, hàng quý, hàng năm (bao gồm 20 chỉ tiê;u thành phần); sử dụng dữ liệu thống kê; hàng quý, năm của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Công cụ phân tích dự báo: Dự báo trung hạn bằng bảng Cân đối liê;n ngành (I/O Analysis) để làm rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng lãnh thổ, thành thị, nông thôn, các khu vực kinh tế (nhà nước, tư nhân và FDI) và so sánh quốc tế với các khối kinh tế lớn (EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ), các nước láng giềng (ASEAN, GMS).

+ Kho dữ liệu nội dung: Xây dựng 12 kho dữ liệu về các bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, lãnh đạo các nước; Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Văn kiện của Đảng; Báo cáo Quốc hội; Trả lời chất vấn; Báo cáo của các bộ, ngành, địa phương; Niê;n giám thống kê;, Giới thiệu các địa phương (cập nhật hàng chục nghìn bài viết, báo cáo và thông tin, dữ liệu).

+ Thông tin dữ liệu về kinh tế quốc tế, chỉ số quốc tế: Xây dựng Trang thông tin kinh tế quốc tế theo các khối nước G20, G7, ASEAN, EU và Trang chỉ số quốc tế về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, Chính phủ điện tử, năng lực cạnh tranh du lịch…

- Đối với thông tin dữ liệu trực tuyến (điều hành): V??n phòng Chính phủ đã kết nối, tích hợp thông tin, dữ liệu trực tuyến với 80 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước với khoảng 210 chỉ tiê;u thông tin trực tuyến. Cụ thể, kết nối với các bộ, ngành tổng hợp như Bộ Kế hoạch và Đầu tư (về đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, doanh nghiệp, đấu thầu…); Bộ Tài chính (về thu chi NSNN, xuất nhập khẩu, thị trường chứng khoán…); Bộ Công Thương, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (về tỷ giá, thanh toán, lãi suất…).

Cùng với đó, V??n phòng Chính phủ kết nối với các bộ quản lý ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyê;n và Môi trường, Khoa học và Công nghệ…; kết nối với các bộ, ngành khối nội chính và các Ủy ban của Chính phủ như Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Ủy ban quốc gia về phòng chống thiê;n tai, Ủy ban quốc gia về ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn; kết nối với các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước về tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Mobifone, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam…; kết nối với 63 tỉnh, thành phố về các chỉ tiê;u KTXH chủ yếu hàng tháng (về giải ngân vốn đầu tư công, thu chi NSNN, xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước, đăng ký doanh nghiệp)...

Bê;n cạnh hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều Bộ, ngành đã triển khai đồng bộ, xây dựng nhiều CSDL quốc gia, chuyê;n ngành và các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, nghiệp vụ và phục vụ cho người dân và doanh nghiệp như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai CSDL quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin và đầu tư nước ngoài…; Bộ Tài chính đã triển khai Hệ thống thông tin quản lý ngân sách; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triển khai CSDL quốc gia về bảo hiểm; Bộ Công an đã triển khai CSDL quốc gia về dân cư… Các CSDL quốc gia, CSDL chuyê;n ngành là nguồn tài nguyê;n quan trọng, góp phần phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Thông tin, dữ liệu bước đầu được kết nối, tích hợp, chia sẻ phục vụ công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương.

Tại nhiều địa phương cũng đã bước đầu triển khai các CSDL, hệ thống thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, cụ thể: Các tỉnh Thừa Thiê;n Huế, Hải Phòng, TP.HCM, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bến Tre… đã ban hành Quyết định danh mục chỉ số theo dõi các mục tiê;u về kinh tế - xã hội: Một số tỉnh như: Bình Dương, Thừa Thiê;n Huế, Thái Nguyê;n… đã triển khai xây dựng bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành (về tài chính, đầu tư,…) theo các số liệu thống kê; cấp tỉnh. Phần lớn các tỉnh, thành phố đã sẵn sàng về mặt hạ tầng kỹ thuật cũng như các nền tảng dùng chung trê;n web, apps để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành. Nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng được nền tảng dữ liệu dùng chung với việc tạo lập, thu thập, hiển thị thông tin, dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ở cấp tỉnh.
 
 
Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được đưa vào vận hành
từ tháng 8/2020

Tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử đạt được nhiều thành quả, song thực tế vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể:

Thứ nhất, về thể chế, cơ chế, chính sách: Hàng lang pháp lý còn thiếu, bất cập, chưa ban hành đầy đủ quy định điều chỉnh về các hoạt động từ thủ công truyền thống sang môi trường điện tử và sự phát triển của công nghệ mới; Thiếu định mức xây dựng, đơn giá trong xây dựng Hệ thống thông tin, CSDL; Th??? tục đầu tư còn phức tạp; Việc áp dụng tiê;u chuẩn, quy chuẩn chưa theo các tiê;u chuẩn mới quốc tế; Chưa ban hành được khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát để triển khai các sản phẩm, dịch vụ, mô hình mới về ứng dụng công nghệ số.

Thứ hai, về đầu tư: Nguồn lực đầu tư cho phát triển CNTT còn hạn chế, phân tán, chưa chú trọng đầu tư cho các hệ thống hạ tầng số, viễn thông nền tảng; Xây dựng các ứng dụng CNTT chưa đồng bộ, chưa hiệu quả, kéo dài.

Thứ ba, về công tác phối hợp:  Sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan chưa thực sự chặt chẽ; còn có tình trạng “cát cứ thông tin”, co cụm dữ liệu, không chia sẻ, hoặc gây khó khăn trong chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Thứ tư, về nhân lực: Năng lực trình độ công chức nói chung trong ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được yê;u cầu, tính chuyê;n nghiệp chưa cao, tham mưu chưa thực sự hiệu quả; Thiếu nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, đặc biệt trong một số chuyê;n ngành hẹp nhưng quan trọng như: Khoa học dữ liệu, tổng hợp thông tin, dữ liệu, phân tích dự báo; Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp về đãi ngộ, thu hút nhân lực CNTT tại các bộ, ngành, địa phương.

Thứ năm, về công nghệ: Mức độ sẵn sàng về ứng dụng CNTT giữa các bộ, ngành, địa phương chưa đồng đều; Xây dựng quá nhiều hệ thống phần mềm, thông tin nhưng chưa kết nối, chia sẻ được lẫn nhau; Chưa coi trọng về an ninh, an toàn thông tin, hệ thống thông tin trong quá trình xây dựng, triển khai và vận hành; Việc kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu còn nhiều bất cập do thiếu sự chuẩn hóa, theo dõi, kiểm soát, quản lý chất lượng về thông tin, dữ liệu.

Tăng cường kết nối, chia sẻ và quản lý thông tin, dữ liệu

Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương là yê;u cầu cần thiết, nhằm phục vụ kịp thời sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ, người dân, doanh nghiệp, V??n phòng Chính phủ đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Khung bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và bộ, ngành, địa phương. Theo đó, Khung bộ chỉ số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành gồm 3 cấp: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Bộ, ngành; địa phương.

Mục tiê;u tổng quát của Khung bộ chỉ số là: (1) Theo dõi, giám sát, đo lường quá trình thực hiện, phục vụ đánh giá kết quả, hiệu quả thực thi chính sách, mục tiê;u, nhiệm vụ được giao của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; (2) Tăng cường tính công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin, thực thi chính sách và trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, nâng cao trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo với mô hình quản trị hiện đại, hiệu quả, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; (3) Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành từ thủ công, giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành dựa trê;n thông tin, dữ liệu theo thời gian thực, từng bước hiện đại hóa nền hành chính quốc gia.

V??n phòng Chính phủ đặt ra các mục tiê;u cụ thể cho Khung bộ chỉ số là:

- Thiết lập các Bộ chỉ số để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về kinh tế - xã hội; theo dõi, giám sát nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, phục vụ các cuộc họp giao ban, thường kỳ, chuyê;n đề, kiểm tra, giám sát và xử lý những vấn đề khẩn cấp, cấp bách phát sinh.

- Hình thành kho dữ liệu tổng hợp với tần suất ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, dữ liệu liê;n tục, kịp thời phục vụ chỉ đạo, điều hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo bộ, ngành, địa phương.

- Khai thác, chia sẻ, sử dụng và tái sử dụng thông tin, dữ liệu hiện có của cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước để tạo ra những giá trị mới, phát huy tối đa hiệu quả của tài nguyê;n thông tin, dữ liệu, tiến tới giảm gánh nặng thực hiện chế độ báo cáo không cần thiết hoặc báo cáo có thể lấy thông tin, dữ liệu trực tiếp từ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

Bê;n cạnh Khung bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành trê;n, hoạt động kết nối, chia sẻ và quản lý thông tin, dữ liệu sẽ được thực hiện thông qua 2 mô hình. Một là, kết nối, chia sẻ qua các hệ thống trung gian bao gồm: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; hạ tầng kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh theo Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số. Hai là, kết nối trực tiếp giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khi các hệ thống trung gian chưa sẵn sàng hoặc cơ quan chủ quản hệ thống trung gian xác định hệ thống trung gian không đáp ứng được yê;u cầu về kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Các thông tin, dữ liệu sẽ được phân chia theo các thuộc tính về: Phạm vi (quốc gia, bộ, ngành, địa phương, gồm tỉnh, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn…); Thời gian (giờ, ngày, tuần; tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng; hàng năm, 5 năm, 10 năm…); Giá trị (giá trị trong kỳ, kỳ trước, lũy kế…; xu hướng tăng, giảm…); Phân tổ (ngành kinh tế, lĩnh vực, loại hình kinh tế, loại hình doanh nghiệp, mục đích sử dụng….); Đơn vị (khối lượng, chiều dài, tiền tệ, tỷ lệ…); Phương pháp tính toán (phương pháp toán học, mô hình tính toán).

Việc quản lý thông tin, dữ liệu sẽ được thực hiện theo khung cụ thể, bao gồm: Quản lý nguồn thông tin, dữ liệu; Quản lý lưu trữ thông tin, dữ liệu; Quản lý vòng đời thông tin, dữ liệu; Quản lý dữ liệu chủ (master data); Quản lý siê;u dữ liệu (meta data); Quản lý về thu thập, lưu trữ thông tin, dữ liệu (nguồn cung cấp dữ liệu, tích hợp dữ liệu, lưu trữ dữ liệu…); Quản lý về chất lượng dữ liệu (xác định quy tắc, luật, xung đột, trùng lắp… dữ liệu; xác định tiê;u chuẩn, định dạng dữ liệu; chế độ giám sát, theo dõi; chế độ đo lường, kiểm thử…); Quản lý về truy cập, chia sẻ dữ liệu (khai thác dữ liệu; trực quan hóa dữ liệu; công bố, sản xuất thông tin, dữ liệu…); Phân tích dữ liệu (Phân tích mô tả, suy luận, chuẩn đoán, cảnh báo, dự báo…); An ninh, an toàn thông tin dữ liệu (Bảo mật, giám sát, bảo vệ tính riê;ng tư…).

Nhằm phát huy hiệu quả từ hoạt động kết nối, chia sẻ và quản lý thông tin, dữ liệu, V??n phòng Chính phủ triển khai 2 mô hình: (1) Mô hình phát triển thông tin, dữ liệu, nhằm biến thông tin, dữ liệu thô thành thông tin, dữ liệu “biết nói”, dần trở thành thông tin, dữ liệu mang tính tri thức và có trí tuệ, để nâng cao năng lực phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. (2) Mô hình phát tri??n phân tích dữ liệu, để phân tích mô tả, suy luận; chuẩn đoán; dự báo, cảnh báo và đưa ra các đề xuất, phục vụ đắc lực trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Có thể nói, việc kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương là rất cần thiết và được kỳ vọng sẽ là bước đột phá trong phát triển Chính phủ số. Đây là cơ hội để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chuyển mình một cách mạnh mẽ, chỉ đạo, điều hành theo các chuẩn mực quản trị quốc gia hiện đại. Với đặc trưng của chuyển đổi số là được vận hành trê;n nền tảng số với công nghệ hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng, nâng cao chất lượng quản trị quốc gia và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiê;n, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chính phủ, mỗi bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực nhiều hơn nữa, với quyết tâm cao, đánh giá được các cơ hội phát triển trong thời gian tới và đề xuất những giải pháp hiệu quả, thiết thực để Hệ thống thông tin của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ngày càng phát triển bền vững./.
 
TS. Nguyễn Quang Tùng
Phó Vụ trưởng Vụ Thư ký – Biê;n tập, V??n phòng Chính phủ
Phụ trách Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

 

Trang web giải trí thể thao UG