Thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

|

Thuế tối thiểu toàn cầu: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), bắt đầu từ ngày 01/01/2024, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (gọi tắt là thuế tối thiểu toàn cầu) sẽ được thực thi. Hiện nay, đã có 142/142 quốc gia thuộc thành viên của OECD, trong đó có Việt Nam đã đạt được đồng thuận về mức thuế tối thiểu toàn cầu. Điều này đã và đang đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho Việt Nam khi tham gia sân chơi toàn cầu.

Sân chơi mới với nhiều thách thức

Chính sách thuế thuế tối thiểu toàn cầu là một trong hai trụ cột chính của Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và đã được 142 quốc gia đồng thuận. Thuế tối thiểu toàn cầu được xây dựng nhằm ngăn chặn "cuộc đua xuống đáy" về thuế suất ưu đãi giữa các quốc gia trong thu hút đầu tư nước ngoài; đồng thời xóa bỏ các kẽ hở trong quản lý không để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trốn thuế, chuyển giá, qua đó góp phần tăng thu ngân sách. Việt Nam đã tham gia và là thành viê;n th??? 100 của Diễn đàn BEPS từ năm 2017. Với việc tham gia BEPS từ khá sớm, đồng nghĩa với việc Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi mới, hoàn cảnh mới, điều kiện mới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

 
Ảnh minh họa

Theo quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, các tập đoàn, công ty đa quốc gia có doanh thu từ 750 triệu Euro (hay 800 triệu USD) trở lên đều sẽ phải đóng thuế 15%, dù là ở bất kỳ quốc gia nào. OECD dự tính, với việc áp dụng trụ cột 2, tổng nguồn thu thuế toàn cầu từ các công ty đa quốc gia sẽ tăng lên 220 tỷ USD.

Về tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam, theo khẳng định của giới chuyên gia, là rất rõ ràng và cấp bách, thể hiện rõ nhất trong 2 lĩnh vực: Thuế và thu hút đầu tư nước ngoài. Bộ Tài chính cho biết, nguyên tắc áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu mà OECD công bố, các nước thành viên không bắt buộc phải áp dụng các quy định của thuế tối thiểu toàn cầu, nhưng nếu lựa chọn áp dụng các quy định này thì các nước sẽ phải thực hiện nhất quán theo hướng dẫn. Trong trường hợp một nước không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận các quy định thuế tối thiểu toàn cầu được các thành viên khác áp dụng.

Đến nay, hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu, Thuỵ Sĩ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, HongKong (Trung Quốc), Australia… đã xác nhận sẽ áp dụng quy tắc thuế suất tối thiểu 15%, bắt đầu từ năm 2024. Trong đó, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản… là các nước có số vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam và có nhiều doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với các công ty đa quốc gia, có thể ảnh hưởng nhất thời đến hoạt động của hàng loạt các công ty đa quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam như Samsung, Intel, Lotte, Formosa...Qua thống kê, hiện nay có khoảng 335 dự án có số vốn đầu tư đăng ký trên 100 triệu USD hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại các khu kinh tế và khu công nghiệp; đồng thời đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn 15%; trong đó, thường là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao như Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn, Pegatron... Theo đó, tổng vốn đầu tư đăng ký của các loại dự án này chiếm gần 30% tổng vốn FDI tại Việt Nam, đạt khoảng 131,3 tỷ USD. Đây là những dự án có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu.

Chính vì vậy, nếu thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng và Việt Nam không có những giải pháp ứng phó kịp thời, những lợi ích mang lại từ các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà các dự án được hưởng tại Việt Nam sẽ không còn. Từ đó, ảnh hưởng đến tính hấp dẫn và mất lợi thế cạnh tranh của thị trường Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng đầu tư của các dự án.

Theo các chuyên gia kinh tế, ngoài ưu đãi về đất đai, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thì ưu đãi thuế vẫn luôn là một trong những công cụ quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đến với Việt Nam. Hiện nay, ưu đãi thuế của Việt Nam cho đầu tư phổ biến là: Ưu đãi thời gian miễn, giảm thuế đối với đầu tư mới, đầu tư mở rộng; miễn 4 năm, giảm 9 năm; miễn 2 năm, giảm 4 năm. Theo tính toán của giới chuyên gia, trong khi thuế suất phổ thông là 20% thì thuế thực tế với các doanh nghiệp FDI trong kỳ ưu đãi trung bình là 12,3%. Trong đó, một số tập đoàn lớn chỉ ở mức vài %. Khi thuế suất tối thiểu toàn cầu được áp dụng, có thể một số tập đoàn lớn sẽ phải nộp thêm một phần thuế bổ sung ở nước khác, nơi họ có trụ sở chính. Như vậy, lợi ích trước đây là phần ưu đãi thuế họ được hưởng thì nay sẽ không còn nữa hoặc giảm đáng kể. Hiệu lực chính sách ưu đãi đầu tư tại Việt Nam sẽ bị giảm trong nhiều trường hợp. Nhà đầu tư bị thiệt hại do tăng chi phí thuế trong khi Việt Nam cũng bị mất quyền đánh thuế đối với chính thu nhập được tạo ra tại Việt Nam.

Cơ hội khẳng định trên sân chơi toàn cầu

Theo các chuyên gia kinh tế, thuế tối thiểu toàn cầu dù đưa đến nhiều thách thức, nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam tham gia và khẳng định trên sân chơi quốc tế. Đối với những cơ hội theo chiều hướng tích cực, việc đánh thuế bổ sung lên thuế suất tối thiểu 15% sẽ góp phần tăng cường hội nhập quốc tế Việt Nam nói chung, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Từ đó, góp phần cải thiện hình ảnh của Việt Nam trong mắt các đối tác, nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng sẽ góp phần hoàn thiện khung pháp lý về thuế của Việt Nam và thúc đẩy sửa đổi chính sách thu hút FDI của Việt Nam theo hướng giảm ưu đãi về thuế và tăng cường cạnh tranh bằng môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, nhân lực...

Bên cạnh đó, thuế tối thiểu toàn cầu cũng là cơ hội để Việt Nam giải quyết những khó khăn hiện nay trong nỗ lực chống chuyển giá và trốn, tránh thuế của các tập đoàn, công ty đa quốc gia.Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là cơ hội để Việt Nam nhìn lại, nghiên cứu xem cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư hiện nay còn phù hợp trong tình hình mới và liệu rằng có nên thay thế bằng lợi thế cạnh tranh mới để hỗ trợ đúng và trúng với những nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài hay không.

Ngoài ra, thuế tối thiểu toàn cầu góp phần tăng nguồn thu từ thuế. Theo Tổng cục Thuế, nếu Việt Nam không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì số thu ngân sách nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp với đầu tư nước ngoài không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, phần thuế ưu đãi của Việt Nam sẽ được các nước đầu tư thu về nước mình và nhà đầu tư nước ngoài không được hưởng lợi gì từ ưu đãi. Ngược lại, nếu Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu; thì sẽ thu thêm thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với những doanh nghiệp thuộc đối tượng của thuế tối thiểu toàn cầu có dự án đang được hưởng ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Với số thuế thực tế thấp hơn thuế tối thiểu toàn cầu sẽ góp phần tăng thu ngân sách nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp. Việt Nam có thể tận dụng nguồn thu tăng thêm từ việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu để tăng cường đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện các yếu tố về môi trường đầu tư chi phối quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực...).

Theo đánh giá của các chuyên gia, quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu có thể khiến sức cạnh tranh thu hút FDI bị ảnh hưởng trong ngắn hạn, tuy nhiên, đây cũng là thời cơ để Việt Nam nâng cấp chiến lược và mô hình thu hút FDI. Khi đó, mô hình kinh tế truyền thống sẽ chuyển sang kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và bền vững. Môi trường kinh doanh ổn định, khu vực kinh tế FDI sẽ đóng góp lớn hơn vào nền kinh tế.

Có thể thấy, thuế tối thiểu toàn cầu thực sự đặt ra một bài toán khó cho Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển, khi từ trước tới nay vẫn quen sử dụng ưu đãi miễn giảm thuế như một công cụ để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, thuế tối thiểu toàn cầu lại chính là một cơ hội tốt để Việt Nam tiếp rà soát lại hệ thống ưu đãi đầu tư và thực hiện những cải cách hợp lý như thiết kế các ưu đãi dựa trên chi phí để hội nhập với thế giới nhằm duy trì tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tiếp tục giữ chân và thu hút các nhà đầu tư “đại bàng” tại Việt Nam./.

 
trong style="font-family: tahoma, geneva, sans-serif; font-size: 14px;">ThS. Khương Mỹ Linh – trong style="font-family: tahoma, geneva, sans-serif; font-size: 14px;">Công ty Cổ phần đầu tư Đồng Nhân
trong style="font-family: tahoma, geneva, sans-serif; font-size: 14px; text-align: justify;">ThS. Đào Bùi Kiên Trung – trong style="font-family: tahoma, geneva, sans-serif; font-size: 14px; text-align: justify;">Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
Trang web giải trí kẹo trái cây