Trong bức tranh thất nghiệp đang diễn ra trên toàn cầu, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng do đại dịch Covid-19 tác động. Thất nghiệp gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người lao động, đồng thời góp phần giảm tăng trưởng và gia tăng lạm phát. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh triển khai bảo hiểm thất nghiệp được coi là một trong những giải pháp hiệu quả giúp người thất nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt trong khi tìm kiếm công việc mới phù hợp.
Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng lao động của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động, việc làm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do các doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất. Theo đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,3 triệu người, tăng 867 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,9%, tăng 0,6 điểm phần trăm. Tuy nhiên, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ 2,27%, trong đó khu vực thành thị là 2,71%; khu vực nông thôn là 2%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) là 7,51%; trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,53%, tăng 0,32 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 6,47%, giảm 0,54 điểm phần trăm.
Riêng trong quý II/2023, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao nhất cả nước, tương ứng là 2,65% và 2,64%. Tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề thiếu đơn hàng diễn ra từ quý IV/2022 và tiếp tục kéo dài sang quý II/2023, dẫn đến hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng tới đời sống của người lao động. Báo cáo nhanh từ các địa phương cho thấy, số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý II năm 2023 khoảng 241,5 nghìn người, giảm 52,5 nghìn người so với quý trước, chủ yếu là lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 84,1%), tập trung ở ngành da giày với 66,3% và dệt may với 14,4%. Một số địa phương có số lao động nghỉ giãn việc như sau: Bắc Giang 9,3 nghìn người; Bình Dương 9,8 nghìn người; Quảng Ngãi 10,3 nghìn người; Tiền Giang 11,9 nghìn người; Bình Phước 17 nghìn người; Ninh Bình 19,8 nghìn người; Thanh Hóa 98,3 nghìn người.
Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng lao động của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động, việc làm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do các doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất. Theo đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,3 triệu người, tăng 867 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,9%, tăng 0,6 điểm phần trăm. Tuy nhiên, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ 2,27%, trong đó khu vực thành thị là 2,71%; khu vực nông thôn là 2%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) là 7,51%; trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,53%, tăng 0,32 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 6,47%, giảm 0,54 điểm phần trăm.
Riêng trong quý II/2023, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao nhất cả nước, tương ứng là 2,65% và 2,64%. Tình trạng nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề thiếu đơn hàng diễn ra từ quý IV/2022 và tiếp tục kéo dài sang quý II/2023, dẫn đến hàng trăm nghìn người lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng tới đời sống của người lao động. Báo cáo nhanh từ các địa phương cho thấy, số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý II năm 2023 khoảng 241,5 nghìn người, giảm 52,5 nghìn người so với quý trước, chủ yếu là lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 84,1%), tập trung ở ngành da giày với 66,3% và dệt may với 14,4%. Một số địa phương có số lao động nghỉ giãn việc như sau: Bắc Giang 9,3 nghìn người; Bình Dương 9,8 nghìn người; Quảng Ngãi 10,3 nghìn người; Tiền Giang 11,9 nghìn người; Bình Phước 17 nghìn người; Ninh Bình 19,8 nghìn người; Thanh Hóa 98,3 nghìn người.
Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thể hiện rõ nét tính ưu việt đối với lao động mất việc. Ảnh minh họa
Tình trạng thất nghiệp không chỉ gây khó khăn đối với người mất việc mà còn tạo nhiều hệ lụy với xã hội. Thất nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người lao động cũng như gia đình họ; làm suy giảm sức khỏe thể chất và làm gia tăng các nguy cơ bệnh tật của lực lượng lao động. Đồng thời, thất nghiệp gây ra sự lãng phí lao động xã hội; tỷ lệ thất nghiệp cao gây tổn hại cho nền kinh tế, khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp và nguồn lực về con người không được sử dụng; ngoài ra còn làm gia tăng khả năng phát sinh các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn của cộng đồng. Trong bối cảnh đó, bảo hiểm thất nghiệp được coi là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ người lao động mất việc ổn định cuộc sống và có điều kiện tìm kiếm cơ hội việc làm. Nhất là khi nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển, số người tham gia vào thị trường lao động tăng lên, đồng nghĩa với mức độ rủi ro về mất việc làm cũng tăng lên hoặc sẽ duy trì ở số lượng cao hơn.
Tại Việt Nam, chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2009 với mục tiêu hỗ trợ người thất nghiệp nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động. Theo đó, người lao động gặp tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nếu họ có đầy đủ điều kiện bảo hiểm theo quy định của Luật Việc làm 2013. Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được thụ hưởng 4 chế độ, gồm: Trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau hơn 6 năm thực hiện, đến năm 2015 chế độ bảo hiểm thất nghiệp lại được áp dụng thống nhất theo Luật Việc làm năm 2013. Từ đó, những chính sách bảo hiểm thất nghiệp được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và thực tế trong Luật Việc làm 2013 đã góp phần quan trọng làm tăng số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Số liệu từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp không ngừng tăng qua các năm. Năm 2010, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 7,20 triệu người, sau hơn 1 thập kỷ, con số này đã tăng gần gấp đôi với 14,3 triệu người vào năm 2022, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi. Mục tiêu đặt ra trong năm 2023 là nâng tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp lên mức từ 31,5-32%.
Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thể hiện rõ nét tính ưu việt đối với lao động mất việc. Đặc biệt là trong đại dịch Covid-19, khi các doanh nghiệp, tổ chức giảm quy mô, giải thể hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh, cắt giảm nhân sự, không tuyển dụng nhân sự mới. Cùng với đó, ảnh hưởng tình hình kinh tế, chính trị thế giới bất ổn khiến nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng khiến số người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động, giải quyết không ít khó khăn cho người lao động mất việc làm. Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong năm 2022, các trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước đã tiếp nhận 983,81 nghìn người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 22,7% so với năm 2021 (801,92 nghìn người). Trong đó, có 975,33 nghìn người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 27,6% so với năm 2021 (764,64 nghìn người) và chiếm 99,1% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong 5 tháng đầu năm 2023, có 393,37 nghìn người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hơn 337,43 nghìn người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 0,91% so với cùng kỳ năm 2022. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân trong vài năm trở lại đây cũng được tăng lên. Năm 2022 là hơn 3,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,5% so với mức hơn 3,2 triệu đồng của cùng kỳ năm 2021. Tính đến tháng 5/2023, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân của người lao động cả nước là 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện không chỉ giúp người lao động có thêm một khoản tiền chi tiêu trong thời gian thất nghiệp, mà còn hỗ trợ họ tìm kiếm công việc mới. Tính đến thời điểm 31/12/2021, trên cả nước có 63 trung tâm dịch vụ việc làm cấp tỉnh/thành phố đang thực hiện chức năng tư vấn, hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp, 221 điểm tiếp nhận và ủy thác hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp. Theo Cục Việc làm, trong 3 tháng đầu năm 2023, các trung tâm có hơn 347 nghìn lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm; khoảng 4,2 nghìn người được hỗ trợ học nghề, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2022 (gần 3,6 nghìn người). Trước đó, trong năm 2022, toàn quốc có hơn 2,2 triệu lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, đạt tỷ lệ 226,2% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, gần 21,9 nghìn người được hỗ trợ học nghề, tăng 18,8% so với con số của năm 2021 là hơn 18,3 nghìn người, đạt 2,2% số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm đã chỉ ra rằng, chính sách bảo hiểm thất nghiệp của nước ta chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức (nơi người lao động dễ bị tổn thương), còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều điểm bất cập. Các chế độ bảo hiểm xã hội chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững. Đến nay, những tồn tại kể trên vẫn chưa được khắc phục.
Trước những hạn chế nêu trên, việc hoàn thiện hơn nữa chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của bảo hiểm thất nghiệp, phát huy vai trò là cơ chế chống sốc tự động, là “trụ cột” đối với người lao động mất việc là thực sự cần thiết. Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đề ra các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tập trung: “Sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động”; “Triển khai có hiệu quả các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm bảo hiểm thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động”. “Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm việc hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.
Để kịp thời ổn định tình hình thị trường lao động trong thời gian gần đây, ngày 10/1/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế-xã hội. Nghị quyết 06 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%; 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Một trong các giải pháp đặt ra là đổi mới chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng tăng cường đào tạo và đào tạo lại cho người lao động để tham gia hiệu quả vào thị trường lao động.
Về lâu dài, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng đã cập nhật thêm nhiều quy định mới, trong đó đáng chú ý là các quy định liên quan đến nhóm lao động không chính thức, không có giao kết lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp... Luật sẽ chú trọng tới nhóm lao động không có quan hệ lao động và những tồn tại dễ đưa người lao động tới thất nghiệp. Mọi nỗ lực đều nhằm phát huy vai trò trụ cột của bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động mất việc, để chính sách bảo hiểm thất nghiệp trở thành công cụ quản trị thị trường lao động. Qua đó góp phần đảm bảo chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi và an sinh xã hội theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.
Tại Việt Nam, chính sách bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2009 với mục tiêu hỗ trợ người thất nghiệp nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động. Theo đó, người lao động gặp tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nếu họ có đầy đủ điều kiện bảo hiểm theo quy định của Luật Việc làm 2013. Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp được thụ hưởng 4 chế độ, gồm: Trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm và bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau hơn 6 năm thực hiện, đến năm 2015 chế độ bảo hiểm thất nghiệp lại được áp dụng thống nhất theo Luật Việc làm năm 2013. Từ đó, những chính sách bảo hiểm thất nghiệp được sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và thực tế trong Luật Việc làm 2013 đã góp phần quan trọng làm tăng số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Số liệu từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp không ngừng tăng qua các năm. Năm 2010, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 7,20 triệu người, sau hơn 1 thập kỷ, con số này đã tăng gần gấp đôi với 14,3 triệu người vào năm 2022, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi. Mục tiêu đặt ra trong năm 2023 là nâng tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp lên mức từ 31,5-32%.
Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thể hiện rõ nét tính ưu việt đối với lao động mất việc. Đặc biệt là trong đại dịch Covid-19, khi các doanh nghiệp, tổ chức giảm quy mô, giải thể hoặc tạm dừng sản xuất kinh doanh, cắt giảm nhân sự, không tuyển dụng nhân sự mới. Cùng với đó, ảnh hưởng tình hình kinh tế, chính trị thế giới bất ổn khiến nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng khiến số người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động, giải quyết không ít khó khăn cho người lao động mất việc làm. Theo Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), trong năm 2022, các trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước đã tiếp nhận 983,81 nghìn người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 22,7% so với năm 2021 (801,92 nghìn người). Trong đó, có 975,33 nghìn người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 27,6% so với năm 2021 (764,64 nghìn người) và chiếm 99,1% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong 5 tháng đầu năm 2023, có 393,37 nghìn người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hơn 337,43 nghìn người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 0,91% so với cùng kỳ năm 2022. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân trong vài năm trở lại đây cũng được tăng lên. Năm 2022 là hơn 3,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,5% so với mức hơn 3,2 triệu đồng của cùng kỳ năm 2021. Tính đến tháng 5/2023, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân của người lao động cả nước là 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện không chỉ giúp người lao động có thêm một khoản tiền chi tiêu trong thời gian thất nghiệp, mà còn hỗ trợ họ tìm kiếm công việc mới. Tính đến thời điểm 31/12/2021, trên cả nước có 63 trung tâm dịch vụ việc làm cấp tỉnh/thành phố đang thực hiện chức năng tư vấn, hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp, 221 điểm tiếp nhận và ủy thác hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp. Theo Cục Việc làm, trong 3 tháng đầu năm 2023, các trung tâm có hơn 347 nghìn lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm; khoảng 4,2 nghìn người được hỗ trợ học nghề, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2022 (gần 3,6 nghìn người). Trước đó, trong năm 2022, toàn quốc có hơn 2,2 triệu lượt người được tư vấn, giới thiệu việc làm, đạt tỷ lệ 226,2% số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, gần 21,9 nghìn người được hỗ trợ học nghề, tăng 18,8% so với con số của năm 2021 là hơn 18,3 nghìn người, đạt 2,2% số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục. Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm đã chỉ ra rằng, chính sách bảo hiểm thất nghiệp của nước ta chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức (nơi người lao động dễ bị tổn thương), còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều điểm bất cập. Các chế độ bảo hiểm xã hội chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững. Đến nay, những tồn tại kể trên vẫn chưa được khắc phục.
Trước những hạn chế nêu trên, việc hoàn thiện hơn nữa chính sách bảo hiểm thất nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của bảo hiểm thất nghiệp, phát huy vai trò là cơ chế chống sốc tự động, là “trụ cột” đối với người lao động mất việc là thực sự cần thiết. Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã đề ra các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tập trung: “Sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động”; “Triển khai có hiệu quả các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm bảo hiểm thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động”. “Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm việc hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.
Để kịp thời ổn định tình hình thị trường lao động trong thời gian gần đây, ngày 10/1/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/NQ-CP về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế-xã hội. Nghị quyết 06 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam duy trì tỷ lệ thất nghiệp chung ở mức thấp dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thất nghiệp thanh niên thành thị ở mức thấp dưới 7%, tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn dưới 6%; 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Một trong các giải pháp đặt ra là đổi mới chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng tăng cường đào tạo và đào tạo lại cho người lao động để tham gia hiệu quả vào thị trường lao động.
Về lâu dài, dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xây dựng đã cập nhật thêm nhiều quy định mới, trong đó đáng chú ý là các quy định liên quan đến nhóm lao động không chính thức, không có giao kết lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp... Luật sẽ chú trọng tới nhóm lao động không có quan hệ lao động và những tồn tại dễ đưa người lao động tới thất nghiệp. Mọi nỗ lực đều nhằm phát huy vai trò trụ cột của bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động mất việc, để chính sách bảo hiểm thất nghiệp trở thành công cụ quản trị thị trường lao động. Qua đó góp phần đảm bảo chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi và an sinh xã hội theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./.
Duy Hưng
Ứng dụng Fortune Rabbit Entertainment