Sự chuyển động của báo chí Việt Nam…
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với báo chí thế giới, báo chí Việt Nam đang có sự chuyển động ngày càng rõ nét hơn, thể hiện ở sự đa dạng của các loại hình báo chí. Bên cạnh các sản phẩm báo in truyền thống, báo nói, báo hình là sự xuất hiện ngày càng nhiều trang báo điện tử với nhiều phiên bản khác nhau theo thiết kế chuyển đổi linh hoạt như phiên bản trên máy tính, máy tính bảng và điện thoại di động.
Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với báo chí thế giới, báo chí Việt Nam đang có sự chuyển động ngày càng rõ nét hơn, thể hiện ở sự đa dạng của các loại hình báo chí. Bên cạnh các sản phẩm báo in truyền thống, báo nói, báo hình là sự xuất hiện ngày càng nhiều trang báo điện tử với nhiều phiên bản khác nhau theo thiết kế chuyển đổi linh hoạt như phiên bản trên máy tính, máy tính bảng và điện thoại di động.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Theo báo cáo tại Hội nghị Báo chí toàn quốc được tổ chức vào tháng 12/2018, Việt Nam có 935 cơ quan báo chí, trong đó có 844 cơ quan báo chí in, 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập và 67 đài phát thanh, truyền hình; có 189 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp cho các cơ quan báo chí. Tính đến hết tháng 11/2018, cả nước có khoảng 19.000 người được cấp thẻ nhà báo và gần 24.000 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Các cơ quan báo chí vẫn luôn kiên định thực hiện sứ mệnh vừa là cơ quan ngôn luận của các tổ chức chính trị, xã hội, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, vừa là tiếng nói của nhân dân.
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã khiến cho các cơ quan báo chí cả ở Trung ương và địa phương phải thay đổi quy trình sản xuất, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng năng động và sáng t??o, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Ngày nay, một số cơ quan báo chí trong nước đã dần bắt kịp với xu hướng hiện đại với báo chí video, video mutex, báo chí dữ liệu (data journalism).
Môi trường truyền thông số giúp các cơ quan báo chí có thể cập nhật, chuyển tải thông tin qua nhiều cách thức như chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video… từ đó, tạo sự hấp dẫn đối với độc giả và phù hợp hơn với nhu cầu thông tin, giải trí, học hỏi đang ngày càng phong phú, đa dạng của công chúng. Nội dung tác phẩm báo chí cũng có sự thay đổi, không chỉ là những bài viết, bài phản biện các vấn đề nóng trong xã hội mà còn là các sản phẩm thông tin đồ họa và các loại hình sản phẩm báo chí đa phương tiện, chẳng hạn như các siêu tác phẩm số (mega-stories) chất lượng cao với đủ text, hình ảnh, video, biểu đồ, đồ họa... hay các bản rap-news (bản tin rap)…
Bên cạnh đó, thời đại công nghệ số làm cho những người làm báo thay đổi phương thức tác nghiệp để thích nghi với cách làm việc mới. So với trước, người làm báo phải kiêm nhiều việc hơn, biết xử lý nhiều phương tiện tác nghiệp hiện đại.
Theo số liệu của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2018, tổng số thuê bao băng rộng của Việt Nam là khoảng 76,8 triệu thuê bao, trong đó có 12,6 triệu thuê bao băng rộng cố định và 64,2 triệu thuê bao băng rộng di động. Trong 64,2 triệu thuê bao băng rộng di động, có 13 triệu thuê bao 4G. Kết quả khảo sát của công ty quản lý mạng xã hội Hootsuite và công ty quảng cáo kỹ thuật số We Are Social còn cho thấy, thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 tiếng/ngày. Lượng người sử dụng internet lớn cùng sự phát triển của hạ tầng vi???n thông trong nước là điều kiện lý tưởng để các mạng xã hội xuất hiện và nhanh chóng phổ biến tại Việt Nam, nổi lên trong số đó là Youtube, Facebook, Instagram, Twitter... Mạng xã hội hiện được xem là một trong những ứng dụng có ảnh hưởng lớn, không chỉ giúp cho việc truyền tải tin tức và thông tin trở nên dễ dàng hơn, mà còn tạo ra các cuộc trao đổi và đối thoại đa chiều giữa tòa soạn, các nhà báo và độc giả. Sự tương tác giữa cơ quan báo chí và độc giả đồng thời giúp các cơ quan báo chí có thể đánh giá phần nào sức hấp dẫn của các tác phẩm của mình, cũng như hỗ trợ các nhà báo có thể mở rộng đề tài và góc nhìn, đánh giá tổng hợp phân tích theo nghiệp vụ báo chí, nhằm tăng tính thuyết phục cho tác phẩm.
Có thể nói, cách mạng công nghiệp 4.0 đang t??o một sân chơi lớn cho báo chí cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, điều này cũng đang t??o ra tác động tiêu cực đến bức tranh báo chí toàn cảnh.
Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, thói quen đọc, nghe, xem của con người cũng thay đổi với sự xuất hiện của những chiếc smartphone, iphone, ipad cầm tay, thay cho những tờ báo, radio hay ti vi truyền thống. Với các phương tiện di động thông minh, con người có thể hưởng thụ thông tin ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào và bằng nhiều giác quan khác nhau. Thực tế này đang t??o nên môi trường cạnh tranh gay gắt trong thị trường báo chí Việt Nam. Trong những năm qua, sự phát triển của các trang báo điện tử đã làm cho các cơ quan báo in đã giảm đáng kể lượng phát hành.
Điều đáng nói là dường như đang xuất hiện cuộc chiến không cân sức giữa mạng xã hội và các cơ quan báo chí. Với lượng người dùng internet ngày càng nhiều, mạng xã hội trở thành một thung lũng chứa lượng thông tin khổng lồ, trong đó tồn tại đồng thời cả thông tin thật và giả, thậm chí là thông tin “rác”. Để chạy đua với mạng xã hội, việc kiểm chứng thông tin trên một số báo chí dường như kém phần chặt chẽ so với trước. Thực trạng này đã và đang làm suy giảm niềm tin đối với báo chí chính thống. Mặc dù vậy, đây cũng được coi là cơ hội để các tác phẩm báo chí chính thống khẳng định được vị trí, giá trị của mình thông qua việc đưa ra những bài viết phản biện với cách kiến giải trung thực, chính xác, sâu sắc, kịp thời.
Ngoài ra, báo chí cũng đang có nguy cơ bị sụt giảm lượng người đọc và khả năng tương tác khi những mạng xã hội lớn dùng tính năng hạn chế chia sẻ đường link báo chí trên nền tảng của họ.
… cần có những bước đi hữu hiệu
Nhằm thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, báo chí Việt Nam cũng đang tiến tới xu hướng báo chí đa phương tiện, báo chí công nghệ, sử dụng trí tuệ nhân tạo và cung cấp nội dung xuyên biên giới. Để thành công trên hướng đi mới, theo các chuyên gia, các cơ quan báo chí cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan báo chí theo kịp xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng phải phù hợp với trình độ tiếp cận và sử dụng các thiết bị thông minh của độc giả trong nước.
Thứ hai, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực làm báo, bao gồm đồng bộ hóa đội ngũ nhà báo và quản lý báo chí đủ năng lực chuyên môn. Đồng thời, thay đổi quy trình sản xuất báo chí, tự động hóa một số khâu trong quy trình làm tin, tổ chức lại bộ máy cho phù hợp, hướng tới thay đổi sang cấu trúc mô hình tòa soạn hội tụ. Đây là một mô hình tòa soạn hiện đại có sự vận hành theo hướng thống nhất, tận dụng tối đa ưu thế về nhân lực đa phương tiện và nền tảng công nghệ kỹ thuật số để sản xuất ra các sản phẩm cho báo chí đa nền tảng. Ở đó có sự hợp nhất giữa các phòng (ban) chuyên môn trong tòa soạn, các phóng viên, biên tập viên, cũng như lãnh đạo cùng làm việc trong một không gian mở trên cùng một mặt phẳng, lấy trung tâm sản xuất và phân phối tin tức đa phương tiện làm hạt nhân.
Thứ ba, cập nhật kiến thức làm báo của thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua việc rèn kỹ năng khai thác sử dụng công nghệ hiện đại kết hợp với tăng cường sáng t??o để tạo nên sự khác biệt, sức hút và giúp các cơ quan báo chí vươn lên nhanh chóng.
Thứ tư, người làm báo cần tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, có bản lĩnh, thái độ tôn trọng sự thật, trách nhiệm với tác phẩm báo chí. Song song với đó, người làm báo cần nâng cao vốn sống, hiểu biết, vốn nghề, tư duy logic, phản biện và phân tích chiều sâu trên nền tảng hiểu biết xã hội toàn diện và sâu sắc. Đó là những giá trị cơ bản, xuyên suốt của nghề báo mà không máy móc hay công nghệ nào thay thế được; đồng thời là yếu tố kiên quyết, cách thức bền vững để có được niềm tin của độc giả, xây dựng một lực lượng độc giả trung thành, giúp cho báo chí không chỉ tồn tại mà phát triển mạnh mẽ hơn.
Riêng đối với báo in, sự thay đổi về nội dung thông tin trong hướng đi mới là điều cần thiết để thích ứng với sự chuyển động mới. Các tờ báo cần tiếp tục tận dụng lợi thế trong phân tích, bình luận, lí giải, bóc tách bản chất thông tin một cách đa chiều của vấn đề, từ đó, giúp bạn đọc nhận biết giá trị, bản chất, tính khách quan, toàn cảnh của thông tin. Đồng thời, các cơ quan báo in cần thay đổi mô hình kinh doanh theo xu hướng toàn cầu. Hiện nay trên thế giới, các tờ báo khổ nhỏ, tập trung vào cộng đồng, những vấn đề gắn liền với mối quan tâm của các cộng đồng nhỏ đang ngày càng phát triển và là trụ cột trong ngành công nghiệp báo in. Thêm vào đó, bên cạnh việc giữ tần suất xuất bản, báo in cần cố gắng t??n dụng lợi thế của Internet, tăng doanh thu nhờ sự hiện diện trực tuyến hay áp dụng các cách thanh toán paywalls để tính tiền người sử dụng nội dung thông tin. Đây là bài học kinh nghiệm của tờ New York Times của Mỹ khi chuyển hướng từ báo in sang báo điện tử nhưng không chạy đua theo lượng truy cập, mà tập trung vào việc khai thác nội dung và bán các bài báo. Nhờ chiến lược cung cấp những câu chuyện báo chí đủ mạnh khiến hàng triệu người sẵn sàng trả tiền để đọc, hàng năm New York Times thu hút hàng triệu tài khoản đăng ký theo dõi phiên bản kỹ thuật số và thu về khoản doanh thu khá lớn. Thành công của New York Times cho thấy, báo in vẫn có thể tồn tại được một cách vững vàng nếu biết thay đổi phù hợp bằng cách tích hợp công nghệ số để làm nền tảng, song song với việc tập trung vào thế mạnh truyền thống của báo chí là chất lượng thông tin./.
Ngọc Linh
Trang web cá cược điện tử CQ9