Trong tháng 1/2019, tỉnh Hòa Bình chịu nhiều đợt rét đậm, nhiệt độ trung bình dao động từ 12-18oC, vùng cao có nơi xuống đến 9oC; mưa rét cùng với không khí ẩm thấp làm bùng phát nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi và gây ra không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Mặc dù vậy đến nay, toàn tỉnh đã kết thúc kế hoạch gieo trồng cây vụ Đông 2018-2019 với tổng diện tích gieo trồng đạt 9,2 nghìn ha, so vụ trước bằng 110,26%. Tổng diện tích gieo trồng cây ngô đông đạt 3,8 nghìn ha, so với vụ đông năm trước bằng 117,2%. Tính đến cuối tháng 1/2019, toàn tỉnh có 793 ha ngô được thu hoạch, so với cùng kỳ năm trước tiến độ thu hoạch bằng 159,9%. Nhiều cây trồng hàng năm khác như khoai lang, sắn, mía, đậu tương, rau các loại cũng đã cho thu hoạch, giúp giải phóng đất cho vụ gieo trồng tiếp theo. Đáng chú ý là, phong trào sản xuất rau an toàn đang được các địa phương quan tâm như Hợp tác xã rau an toàn ở các huyện Yên Thủy, Lương Sơn, Tân Lạc...
Cũng trong tháng 1/2019, các địa phương trong tỉnh đã có kế hoạch và bắt đầu làm đất, gieo mạ chuẩn bị cho vụ gieo trồng Đông Xuân tiếp theo; chủ động chuyển đổi diện tích cấy lúa không chủ động được nước, đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu sử dụng ít nước, có hiệu quả kinh tế cao như ngô, rau củ, quả…; vận động nông dân sử dụng các giống lúa lai, lúa thuần năng suất, chất lượng khá, có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 135 ngày), hạn chế tối đa gieo cấy các giống dài ngày, các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn; tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ, cơ cấu các trà lúa theo quy trình kỹ thuật; theo dõi sát diễn biến thời tiết để chủ động vật tư, biện pháp ứng phó khi thời tiết bất thường; chủ động các biện pháp phòng trừ nấm hại giai đoạn mạ khi thời tiết ấm.
Đối với cây lâu n??m nh?? cam, quýt, bưởi, chuối, toàn tỉnh đã cơ bản thu hoạch xong trong tháng 1/2019. Điều đáng mừng là người dân trồng cam đã quan tâm tới áp dụng quy trình sản xuất an toàn, tổng diện tích cam VietGap của toàn tỉnh liên tục tăng, giá cam khá ổn định, trở thành cây chủ lực làm giàu cho người nông dân trong tỉnh.
Trong chăn nuôi, ước tính đến thời điểm đầu tháng 1 năm 2019, tổng đàn trâu của tỉnh Hòa Bình đạt trên 118,5 nghìn con, tổng đàn bò đạt khoảng 84,6 nghìn con, tổng đàn lợn hiện đạt trên 415,2 nghìn con, gia cầm đạt gần 7,3 triệu con. Để tiếp tục chăn nuôi đàn gia súc phát triển, các địa phương đã dần chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đàn gia súc nhằm chuyển từ chăn nuôi trâu, bò quảng canh, phân tán sang chăn nuôi trâu, bò thâm canh tạo hàng hóa, tăng năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường. Các mô hình nuôi bò vỗ béo được các địa phương quan tâm và thực hiện, hiệu quả kinh tế đạt được khá đáng kể.
Cũng trong tháng 1/2019, các địa phương trong tỉnh đã có kế hoạch và bắt đầu làm đất, gieo mạ chuẩn bị cho vụ gieo trồng Đông Xuân tiếp theo; chủ động chuyển đổi diện tích cấy lúa không chủ động được nước, đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu sử dụng ít nước, có hiệu quả kinh tế cao như ngô, rau củ, quả…; vận động nông dân sử dụng các giống lúa lai, lúa thuần năng suất, chất lượng khá, có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 135 ngày), hạn chế tối đa gieo cấy các giống dài ngày, các giống mẫn cảm với bệnh đạo ôn, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn; tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ, cơ cấu các trà lúa theo quy trình kỹ thuật; theo dõi sát diễn biến thời tiết để chủ động vật tư, biện pháp ứng phó khi thời tiết bất thường; chủ động các biện pháp phòng trừ nấm hại giai đoạn mạ khi thời tiết ấm.
Đối với cây lâu n??m nh?? cam, quýt, bưởi, chuối, toàn tỉnh đã cơ bản thu hoạch xong trong tháng 1/2019. Điều đáng mừng là người dân trồng cam đã quan tâm tới áp dụng quy trình sản xuất an toàn, tổng diện tích cam VietGap của toàn tỉnh liên tục tăng, giá cam khá ổn định, trở thành cây chủ lực làm giàu cho người nông dân trong tỉnh.
Trong chăn nuôi, ước tính đến thời điểm đầu tháng 1 năm 2019, tổng đàn trâu của tỉnh Hòa Bình đạt trên 118,5 nghìn con, tổng đàn bò đạt khoảng 84,6 nghìn con, tổng đàn lợn hiện đạt trên 415,2 nghìn con, gia cầm đạt gần 7,3 triệu con. Để tiếp tục chăn nuôi đàn gia súc phát triển, các địa phương đã dần chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đàn gia súc nhằm chuyển từ chăn nuôi trâu, bò quảng canh, phân tán sang chăn nuôi trâu, bò thâm canh tạo hàng hóa, tăng năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường. Các mô hình nuôi bò vỗ béo được các địa phương quan tâm và thực hiện, hiệu quả kinh tế đạt được khá đáng kể.
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình)
Trò chơi giải trí trên bàn APP