Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tại Kiên Giang trong tháng 10/2024 ước tính tăng 2,79% so tháng trước, tăng 13,91% so tháng cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khai khoáng tăng 1,69% so với tháng trước và tăng 12,54% so với tháng cùng kỳ năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3% so với tháng trước và tăng 14,22% so với tháng cùng kỳ năm trước; sản xuất và phân phối điện tăng 0,57% so với tháng trước và tăng 13,19% so với tháng cùng kỳ năm trước; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,59% so với tháng trước và tăng 2,50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tại Kiên Giang trong tháng 10/2024 ước tính tăng 2,79% so tháng trước,
tăng 13,91% so tháng cùng kỳ năm trước
Tính chung 10 tháng, IIP trên địa bàn tỉnh tăng 12,84% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 11,65%; ngành chế biến, chế tạo tăng 13,23%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hoà không khí tăng 9,89%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,91%.
Một số nhóm ngành có tín hiệu phục hồi tích cực đã góp phần thúc đẩy chỉ số sản xuất chung phải kể đến: Số liệu cộng dồn 10 tháng so với cùng kỳ của sản xuất chế biến thực phẩm tăng 11,82%; sản xuất trang phục tăng 16,31%; sản xuất giày da tăng 26,21%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 15,89%... Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên bị gián đoạn. Điển hình ở một số nhóm ngành 10 tháng năm 2024 vẫn còn giảm mạnh so với cùng kỳ như: Sản xuất đồ uống giảm 9,23%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 10,02%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại giảm 6,82%.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng Mười tỉnh Kiên Giang ước tính đạt 5.316,55 tỷ đồng, tăng 2,89% so với tháng trước, tăng 15,15% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng ước đạt 46.073,79 tỷ đồng, đạt 84,62% kế hoạch năm, tăng 13,06% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai khoáng tăng 11,66%; ngành chế biến, chế tạo tăng 13,23%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước tăng 9,89% và ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 6,87%.
Biểu 1. Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 năm 2024 theo giá so sánh 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 10 tháng đạt mức kế hoạch năm khá cao và tăng so với cùng kỳ năm trước như: Giày da đạt 97,24%, tăng 26,55%; bột cá đạt 85,36%, tăng 13,58%; cá hộp đạt 85,06%, tăng 16,32%; khai thác đá đạt 79,85%, tăng 11,78%; điện thương phẩm đạt 83,07%, tăng 11,91%; mực đông lạnh đạt 95,38%, tăng 10,18%; nước máy đạt 82,32%, tăng 5,02%... Nhưng cũng còn có một số sản phẩm đạt kế hoạch năm còn thấp và giảm so với cùng kỳ như: Bao bì PP đạt 60,28%, giảm 10,02%; xi măng đạt 67,62%, giảm 7,46%; tôm đông lạnh đạt 70,29%, giảm 3,34%; sản xuất bia đạt 61,55%, giảm 12,45%; Clinker đạt 66,42%, giảm 5,72%...
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tháng Mười tăng 5,20% so với tháng trước và tăng 7,71% so với tháng cùng kỳ năm trước. Trong đó: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 4,01% so với tháng trước và tăng 14,84% so với tháng cùng kỳ; sản xuất đồ uống không tăng giảm so với tháng trước và giảm 21,17% so với tháng cùng kỳ năm trước; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 100,31% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số tiêu thụ giảm 3,21% so với cùng kỳ, trong đó: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 3,84%; sản xuất đồ uống giảm 11,08%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 10,33%...
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến chế tạo ước tính tháng Mười bằng 90,18% so với tháng trước. Trong đó: Ngành sản xuất chế biến thực phẩm bằng 97,37%; sản xuất đồ uống bằng 65,22%. So với cùng kỳ năm trước, tháng Mười chỉ số tồn kho bằng 51,29%; trong đó, sản xuất chế biến thực phẩm bằng 81,43%, sản xuất đồ uống bằng 18,62%; sản xuất trang phục bằng 21%...
Chỉ số sử dụng lao động của ngành công nghiệp tháng Mười tăng 2,44% so với tháng trước và tăng 4,66% so với tháng cùng năm trước. Tính chung 10 tháng chỉ số sử dụng lao động của ngành công nghiệp giảm 4,30% so cùng kỳ. Nhận thấy chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng có xu hướng tăng, chủ yếu tăng ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng 2,61% so với tháng trước và tăng 5,09% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, tập trung cao ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tháng 10 năm 2024 tăng 8,37% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang
Trang web giải trí Cailong